• Home
  • Posts RSS
  • Comments RSS
  • Edit
Blue Orange Green Pink Purple

Trẻ em hôm nay

Thế giới ngày mai

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Loạn giá sữa, trẻ em được hưởng lợi gì ?

Trong khi xã hội đang nâng cao các lợi ích nhằm phát triển chiều cao, trí tuệ cho trẻ, tuy nhiên giá sữa cho trẻ một mặt hàng thiết yếu lại đi đầu cơ giá cả, tăng một cách phi mã, liệu trẻ em có còn được uống sữa ?
Đây là câu hỏi cần được đặt ra bởi những vướng mắc liên quan đến danh mục nói trên chỉ mới xuất hiện từ đầu năm tới nay, trong khi thị trường sữa đã loạn giá từ nhiều năm qua. Các số liệu thống kê cho thấy, kể từ năm 2007 đến nay, giá sữa đã tăng 30 lần và vẫn không kiểm soát được.
mặt hàng giá sữa
Đặc biệt, kể từ khi quy định của Bộ Y tế về quy chuẩn quốc gia liên quan đến sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em có hiệu lực (tháng 6/2013), rất nhiều hãng sữa đã lách luật bằng cách đổi tên thành sản phẩm dinh dưỡng, thức ăn công thức, hay là thực phẩm bổ sung… để tránh bị kiểm soát giá. Và cứ như vậy, giá sữa tăng vù vù.
Tăng đến mức có loại sữa giá bán lẻ chênh lệch so với giá nhập khẩu lên tới 507%, như Enfamil Infant, Enfagrow Older Todder, khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Nhưng giá sữa tăng vô tội vạ khiến người tiêu dùng bức xúc đã đành.
Bức xúc hơn khi Bộ Tài chính và Bộ Y tế, hai cơ quan đang chịu trách nhiệm quản lý chất lượng và giá sữa hiện nay, ông chẳng bà chuộc, đổ lỗi cho nhau. Bộ Tài chính đổ thừa Bộ Y tế, chỉ vì cái thông tư về quy chuẩn sản phẩm dinh dưỡng khiến doanh nghiệp thừa cơ làm giá. Còn Bộ Y tế khẳng định, lỗi đâu phải bởi thông tư, vì giá sữa đã là chuyện của nhiều năm qua.
Đúng là nó đã là chuyện của nhiều năm qua. Thực tế, từ năm 2009 - 2010, các cuộc thanh tra giá sữa đã được tiến hành. Hồi ấy, dư luận cũng kỳ vọng thị trường sữa cũng sẽ được dẹp loạn, không chỉ trên khía cạnh giá cả, mà còn trên cả khía cạnh chất lượng sữa. Nhưng ngay cả khi vào năm 2011, Bộ Tài chính quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá và thuế với 7 mặt hàng thiết yếu, trong đó có sữa bột, thì cho tới nay, tình hình chưa được cải thiện, nếu không muốn nói là tệ hơn.
Trong câu chuyện này, tất nhiên, không thể trong nói tới đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của các công ty sản xuất - kinh doanh sữa, khi nhiều năm liền lợi dụng kẽ hở của pháp luật, lợi dụng kẽ hở của sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước để trục lợi. Nhưng đáng nói hơn cả, phải là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, khi đã buông lỏng quản lý thị trường sữa, một mặt hàng thiết yếu, có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tầm vóc của cả một thế hệ người Việt.
Vì thế, để dẹp loạn thị trường sữa, một danh mục là không đủ. Dư luận đang trông chờ sự vào cuộc một cách mạnh tay và sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cơ quan chức năng.
Nhân nói câu chuyện quản lý, cũng không thể không nêu ví dụ việc cách đây ít tháng, Trung Quốc đã mạnh tay điều tra 9 công ty thao túng giá sữa, bao gồm cả Dumex, Mead Johnson, Abbott… Kết quả là, tất cả các công ty này đều phải giảm giá sản phẩm 5-20% và bị phạt nặng. Đó có lẽ cũng là một bài học cho Việt Nam trong dẹp loạn thị trường sữa.
Hà Nguyễn
Người đăng: Unknown vào lúc 21:30 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Giá sữa có sự đầu cơ ?

Mới đây, một thông tin được đưa ra khiến dư luận bàng hoàng: giá sữa bán lẻ trong nước hiện cao gấp 5 lần giá nhập khẩu. Một câu hỏi được đặt ra: Vì sao sữa có thể tồn tại một mức giá bất hợp lý như vậy trong nhiều năm nay? Các cơ quan quản lý Nhà nước chưa làm hết trách nhiệm hay bất lực?

Giá bán lẻ cao gấp 5 lần giá nhập

Bảng thống kê giá của một số sản phẩm sữa bột nhập khẩu do Tổng cục Hải quan cung cấp với mức giá nhập khẩu từ 4-5 USD/hộp (khoảng 80.000 - 100.000 đồng), còn giá bán lẻ trên thị trường từ 400.000 - 900.000 đồng/hộp, gấp 5-9 lần giá nhập khẩu đã một lần nữa làm nóng dư luận về giá sữa.



Giá bán lẻ sữa đang cao gấp 5 lần giá nhập
Vậy là sau hàng loạt vấn đề khiến người dùng sữa bức xúc nhiều năm qua như giá sữa chỉ có tăng không giảm, mức tăng mỗi năm tới vài chục phần trăm; rồi 8 tháng của năm 2013, giá sữa tăng tới 5 lần; quảng cáo sữa sai sự thật; một số loại sữa bị nghi vấn thiếu những vi chất cần thiết (ví dụ như sữa nhập khẩu từ Nhật không ghi hàm lượng iod)…, đây lại như một "giọt nước làm tràn ly" dư luận.

Câu hỏi đặt ra là, các hãng sữa ngoại đang chi cho những khoản gì để từ khâu nhập khẩu đến tay người tiêu dùng, giá sữa đã tăng gấp 5-9 lần? Xin thưa: đó là chi phí quảng cáo, chi phí kinh doanh...

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp chỉ có thể dành khoản chi phí cho quảng cáo, tiếp thị tối đa 10% tổng chi phí được khấu trừ. Nhưng trên thực tế, không ít các hãng sữa ngoại đã chi cho quảng cáo gấp 4 lần mức cho phép. Vì sao các doanh nghiệp có thể lách hoặc bỏ qua quy định một cách dễ dàng như vậy? Đó là do những yếu kém và thiếu thống nhất trong khâu quản lý mặt hàng này của các cơ quan quản lý Nhà nước. Liệu có khó khăn cho cơ quan quản lý Nhà nước để xác định những chi phí bất hợp lý trong các yếu tố cấu thành giá sữa hay không?

Theo chuyên gia thị trường giá cả, TS Ngô Trí Long, câu trả lời là không. "Các cơ quan chức năng hoàn toàn có thể phân tích được các yếu tố cấu thành giá sữa dựa vào thông tin của thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, hải quan và các nguồn khác. Bên cạnh đó có thể xác minh rõ chi phí quảng cáo chiếm bao nhiêu phần trăm yếu tố giá thành…" - TS Ngô Trí Long phân tích.

Phù phép biến sữa ra khỏi danh mục kiểm soát giá

Tới thời điểm này, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính chưa có cuộc thanh tra về giá sữa do các sản phẩm này hiện không thuộc diện kiểm soát giá của Cục. Nguyên nhân bắt nguồn từ tên gọi. Trong khi Pháp lệnh Giá trước kia và Luật Giá hiện hành đều quy định "Sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi" nằm trong danh mục Nhà nước kiểm soát giá, thì đầu năm nay tất cả các loại sữa đều được đổi tên thành thức ăn công thức, thực phẩm dinh dưỡng bổ sung… và như vậy, nghiễm nhiên đều không nằm trong danh mục quản lý giá nữa. Giải thích lý do đổi tên sữa, ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, cho rằng: theo Quy chuẩn Việt Nam số 5-2:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng bột, sản phẩm sữa dạng bột (có tên gọi sữa bột) phải có hàm lượng 34% độ đạm trở lên. Những sản phẩm nào không đủ hàm lượng đạm sẽ phải đổi tên.

Thế nhưng, vì sao Quy chuẩn này được ban hành và có hiệu lực từ năm 2010 mà đến nay mới được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nhắc tới? Vì sao tiến trình thay đổi tên gọi chỉ diễn ra trước khi Luật Giá có hiệu lực (từ 1/7/2013)? Sự thay đổi này gây khó khăn cho chính các cơ quan khác cùng tham gia quản lý thị trường sữa. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết: "Nếu sắp xếp quy chuẩn về chất lượng và tên gọi thay đổi sẽ rất khó cho cơ quan quản lý giá thực hiện việc bình ổn giá đối với những sản phẩm trước đây là sữa và nay thành sản phẩm dinh dưỡng". Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Phó chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam - cho rằng: Chúng ta có thông tin từ hải quan, từ thương vụ. Quan trọng là làm rõ các yếu tố hình thành giá... Nếu cần thiết thì phải đưa các tên gọi thức ăn công thức, thực phẩm bổ sung vào Luật Giá để đảm bảo việc kê khai giá sữa.

Trách nhiệm của doanh nghiệp phân phối

Đáng chú ý là trong lúc giá nguyên liệu sữa thế giới giảm đến 10% do sự cố sữa Fonterra, lại không một hãng nào có động thái giảm giá sữa hay ít ra là công bố công khai nguồn nhập khẩu, ngoại trừ hai hãng sữa bột nội là Vinamilk và Nutifood. Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội, trong câu chuyện này có một phần trách nhiệm của chính các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực phân phối, khi họ chưa tham gia công tác nhập khẩu và phân phối sữa bột, một mặt hàng thiết yếu đối với nhiều đối tượng khách hàng.

Ông Vũ Vinh Phú đề xuất: "Theo tôi, muốn quản lý giá sữa, chúng ta phải có một lượng sữa lớn để lấy hàng hóa áp đảo hàng hóa, trong đó phải có sự tham gia của các tổng công ty thương mại để đóng vai trò đầu mối dẫn dắt thị trường. Cần thay đổi cách thức triển khai chương trình bình ổn giá bằng cách tập trung vào một mặt hàng chủ lực, không dàn trải. Nếu bây giờ tập trung toàn bộ kinh phí bình ổn giá vào mặt hàng sữa sẽ đem lại hiệu quả rất cao".
Theo baonghean.vn
Người đăng: Unknown vào lúc 21:26 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Bài đăng mới hơn Bài đăng cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Bài đăng (Atom)

Color Paper

  • About
      About me. Edit this in the options panel.
  • Labels

    • Không gian sống (1)
    • Làm đẹp (5)
    • Nhà đẹp (1)
    • Phong thủy (1)
    • Sua th Bac a (6)
    • sữa th (9)
    • sữa tươi tiệt trùng (3)
    • Sức khỏe (4)
    • th milk (12)
    • th true milk (10)
    • thương hiệu (3)
    • Trị mụn (1)

    Blog Archive

    • ▼  2013 (8)
      • ▼  tháng 10 (2)
        • Loạn giá sữa, trẻ em được hưởng lợi gì ?
        • Giá sữa có sự đầu cơ ?
      • ►  tháng 7 (3)
      • ►  tháng 5 (2)
      • ►  tháng 4 (1)
    • ►  2012 (19)
      • ►  tháng 11 (7)
      • ►  tháng 10 (7)
      • ►  tháng 9 (5)

    Blog của tôi

    • Internet Marketing
    • Quảng cáo Google
    • SHMILY
    Được tạo bởi Blogger.

    Lưu trữ Blog

    • ▼  2013 (8)
      • ▼  tháng 10 (2)
        • Loạn giá sữa, trẻ em được hưởng lợi gì ?
        • Giá sữa có sự đầu cơ ?
      • ►  tháng 7 (3)
      • ►  tháng 5 (2)
      • ►  tháng 4 (1)
    • ►  2012 (19)
      • ►  tháng 11 (7)
      • ►  tháng 10 (7)
      • ►  tháng 9 (5)
  • Search






    • Home
    • Posts RSS
    • Comments RSS
    • Edit

    © Copyright Sữa TH true MILK thật sự thiên nhiên. All rights reserved.
    Powered By Blogger Thanks to Blogger Templates | punta cana dominican republic

    Back to Top